Thời báo HÀN Thời báo HÀN
Thời báo HÀN Thời báo HÀN
  • Trang chủ
  • Thời sự
    • Tin Hàn Quốc
    • Tin Việt Nam
    • Tin Thế giới
  • Du lịch
    • Điểm đến ở Hàn Quốc
    • Tin Du lịch Hàn Quốc
    • Kinh nghiệm
  • Hàn Quốc
    • Sống ở Hàn Quốc
    • Tư vấn Luật
    • Ẩm thực Hàn Quốc
    • Sao Hàn Quốc
  • Du học
    • Tin Du học Hàn Quốc
    • Các trường Đại học
    • Kinh nghiệm
    • Góc Du học
  • Cuộc sống
    • Công nghệ
    • Chia sẻ
    • Khám phá
    • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Giải trí
    • Tâm sự
  • Học Tiếng Hàn
    • Kinh nghiệm
    • Tiếng Hàn giao tiếp
    • Ngữ pháp tiếng Hàn
    • Từ vựng tiếng Hàn
    • Bài hát tiếng Hàn
  • Cộng đồng
    • Kiều bào 4 phương
    • Người Việt ở Hàn Quốc

Thời sự

  • Tin Hàn Quốc
  • Tin Việt Nam
  • Tin Thế giới

Đăng nhập

  • Create an account
  • Forgot your username?
  • Forgot your password?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói gì về bộ xét nghiệm PCR do Công ty Việt Á sản xuất?

Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam vừa phát đi thông cáo báo chí, trả lời các câu hỏi của truyền thông về bộ xét nghiệm PCR do Công ty Việt Á sản xuất.

Bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Á - Ảnh: Bộ KH&CN

Theo thông cáo, WHO cho biết đầy đủ các thông tin liên quan đến việc Việt Á nộp hồ sơ, bị từ chối và lý do từ chối.

Tổ chức này có cơ chế tiền kiểm (PQ) để đánh giá tính an toàn, chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm y tế thiết yếu, bao gồm cả vắc xin, thuốc, thiết bị dùng trong tiêm chủng, thiết bị chẩn đoán trong ống nghiệm - IVD...

"Cơ chế tiền kiểm của WHO nhằm mục tiêu đảm bảo các sản phẩm y tế thiết yếu đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn, hiệu quả, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực y tế và cải thiện sức khoẻ" - thông cáo cho hay.

Thông cáo này cho biết, WHO đã phát triển quy trình EUL (danh sách sử dụng khẩn cấp) để tận dụng sự sẵn có của các sản phẩm y tế (vắc xin, chẩn đoán...) cần được sử dụng trong các tình huống y tế khẩn cấp công cộng. Quy trình này hỗ trợ cơ sở cung ứng và các quốc gia thành viên đưa ra quyết định khi sử dụng sản phẩm cụ thể.

"Từ ngày 11-3-2020, COVID-19 được coi là một đại dịch, việc đảm bảo chất lượng của các sản phẩm chẩn đoán trong ống nghiệm là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể kiểm soát đại dịch. Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO mở cho thiết bị chẩn đoán IVD vào 28-2-2020, và công bố công khai các sản phẩm được phê duyệt", thông cáo viết.

Hồ sơ của Việt Á không đáp ứng yêu cầu cần thiết về công năng, an toàn...

Theo WHO, đến 20-12-2021 có 28 sản phẩm chẩn đoán IVD COVID-19 được chấp thuận thông qua quy trình EUL IVD của WHO, 46 sản phẩm khác không đáp ứng được các hồ sơ cần thiết về an toàn, công năng, hoặc hệ thống quản lý chất lượng.

Trong số 46 sản phẩm không đáp ứng được các hồ sơ cần thiết có sản phẩm của Việt Á. Sản phẩm LightPower iVASARS-CoV-21stRT rPCR kit đã nộp hồ sơ cho danh sách EUL hạng mục chẩn đoán IVD COVID-19. Mã hồ sơ đăng ký EUL của sản phẩm là EUL 0524-210-00.

"Hồ sơ sản phẩm đã được đánh giá và không đáp ứng được các yêu cầu cần thiết. WHO đã đăng tải báo cáo công khai EUL về hồ sơ sản phẩm này", thông cáo cho biết.

Trước đó, cuối tháng 4-2020, Bộ Khoa học và công nghệ, lãnh đạo Việt Á và lãnh đạo một số bộ ngành đã thông báo việc bộ xét nghiệm kể trên của Việt Á "được WHO chấp nhận theo quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp EUL và cấp mã số EUL 0524-210-00". Thực chất đây là mã hồ sơ đăng ký.

Thông tin này mới được Bộ Khoa học và công nghệ gỡ vài ngày trước, khi lãnh đạo Việt Á đã bị bắt để điều tra việc kê khống giá bộ xét nghiệm.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online

 


Thời báo HÀN © bản tiếng Việt hàng đầu ở HÀN QUỐC

Tin bài MỚI ĐĂNG

Đức đề xuất thành lập quỹ đoàn kết EU để tái thiết Ukraine
Thủ tướng Đức: Cuộc chiến ở Ukraine là khủng hoảng lớn nhất EU từng đối mặt
Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ, cảnh báo lạm phát có thể lên tới 40%
Liệu Nga - Ukraine có đạt được thỏa thuận trao đổi tù nhân chiến tranh?
Lãnh đạo Mỹ, Thụy Điển và Phần Lan thảo luận mở rộng thành viên NATO

TIN THỜI SỰ

Đức đề xuất thành lập quỹ đoàn kết EU để tái thiết Ukraine
Thủ tướng Đức: Cuộc chiến ở Ukraine là khủng hoảng lớn nhất EU từng đối mặt
Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ, cảnh báo lạm phát có thể lên tới 40%
Liệu Nga - Ukraine có đạt được thỏa thuận trao đổi tù nhân chiến tranh?
Lãnh đạo Mỹ, Thụy Điển và Phần Lan thảo luận mở rộng thành viên NATO

25 nam han quoc vietnam

Bài nóng trong tháng...

3 loại gia vị có nguy cơ gây ung thư nhưng nhiều gia đình vẫn ăn hàng ngày
Hết thời làm ca sĩ, các mỹ nhân đình đám một thuở làm gì kiếm sống?
33 người chết trong vụ đánh bom nhà thờ ở Afghanistan
Mỹ nói Ukraine phá hủy trực thăng, tàu đổ bộ của Nga trên đảo Rắn

Chuyên mục

  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Du lịch
  • Hàn Quốc
  • Du học
  • Cuộc sống
  • Học Tiếng Hàn
  • Cộng đồng

Đường dẫn

  • Du lịch Hàn Quốc
  • Đại Sứ quán Hàn Quốc ở Hà Nội
  • Về chúng tôi
  • Điều kiện sử dụng
  • Liên hệ
  • Tìm kiếm
Thời báo HÀN Thời báo HÀN
  • Trang chủ
  • Thời sự
    • Tin Hàn Quốc
    • Tin Việt Nam
    • Tin Thế giới
  • Du lịch
    • Điểm đến ở Hàn Quốc
    • Tin Du lịch Hàn Quốc
    • Kinh nghiệm
  • Hàn Quốc
    • Sống ở Hàn Quốc
    • Tư vấn Luật
    • Ẩm thực Hàn Quốc
    • Sao Hàn Quốc
  • Du học
    • Tin Du học Hàn Quốc
    • Các trường Đại học
    • Kinh nghiệm
    • Góc Du học
  • Cuộc sống
    • Công nghệ
    • Chia sẻ
    • Khám phá
    • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Giải trí
    • Tâm sự
  • Học Tiếng Hàn
    • Kinh nghiệm
    • Tiếng Hàn giao tiếp
    • Ngữ pháp tiếng Hàn
    • Từ vựng tiếng Hàn
    • Bài hát tiếng Hàn
  • Cộng đồng
    • Kiều bào 4 phương
    • Người Việt ở Hàn Quốc